Scholar Hub/Chủ đề/#hội chứng lão khoa/
Hội chứng lão khoa, còn được gọi là hội chứng lão hóa, là một quá trình tự nhiên của quá trình lão hóa của cơ thể con người khi tuổi tác gia tăng. Cụ thể, hội c...
Hội chứng lão khoa, còn được gọi là hội chứng lão hóa, là một quá trình tự nhiên của quá trình lão hóa của cơ thể con người khi tuổi tác gia tăng. Cụ thể, hội chứng lão khoa được đặc trưng bởi sự giảm đi của các chức năng cơ thể, như giảm sức mạnh cơ bắp, suy giảm trí nhớ, suy nhược hệ thống miễn dịch, giảm khả năng làm việc và sự phục hồi của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tuổi già như bệnh tim mạch, tiểu đường, mất trí nhớ, loãng xương, và các bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh và tiêu hóa. Hội chứng lão khoa là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa không thể tránh khỏi, tuy nhiên, có thể được hạn chế bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe thích hợp.
Hội chứng lão khoa là quá trình đa chiều được xem như một giai đoạn cuối cùng trong quá trình lão hóa của cơ thể con người. Nó bao gồm sự giảm bớt chức năng và khả năng thích ứng của các hệ thống cơ thể, dẫn đến sự suy giảm về sức khỏe và khả năng hoạt động của người già.
Các biểu hiện của hội chứng lão khoa có thể bao gồm:
1. Suy yếu cơ bắp: Mất sức, suy giảm sức mạnh và khả năng di chuyển.
2. Suy giảm hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch yếu dần, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và bệnh lý khác.
3. Suy giảm chức năng nguyên bào: Sự mất điều chỉnh và suy giảm chức năng của các tế bào trong cơ thể, dẫn đến quá trình lão hóa và tác động đến các hệ thống cơ thể khác nhau.
4. Mất trí nhớ và suy giảm chức năng tư duy: Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung và sự chậm trễ trong quá trình suy nghĩ.
5. Loãng xương: Mật độ xương mất đi và xương trở nên dễ gãy.
6. Bệnh tim mạch: Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm bệnh nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp và bệnh mạch vành.
7. Bất cứ bệnh lý hoặc rối loạn khác thường có thể xuất hiện khi tuổi tác gia tăng.
Để hạn chế tác động của hội chứng lão khoa, người ta khuyến nghị duy trì một lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe thích hợp, bao gồm:
- Tăng cường hoạt đông thể chất: Tập thể dục đều đặn để duy trì sức khỏe và sức mạnh cơ bắp.
- Ăn một chế độ ăn bảo đảm đủ nhu cầu dinh dưỡng và giàu chất chống oxy hóa.
- Tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm và nguồn gốc tiềm năng gây bệnh hại cho cơ thể.
- Điều chỉnh căng thẳng và duy trì một tâm trạng tích cực.
- Tham gia các hoạt động tinh thần, xã giao, và tập trung vào trí não để duy trì tư duy sắc bén.
- Điều chỉnh loại hình chăm sóc y tế thích hợp và thường xuyên kiểm tra sức khỏe.
Mặc dù hội chứng lão khoa không thể tránh khỏi, tuy nhiên, việc chăm sóc và duy trì sức khỏe thích hợp có thể làm giảm tác động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người già.
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ươngMục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang tiến cứu tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016 trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, hội chứng dễ bị tổn thương được đánh giá theo tiêu chí Fried. Kết quả: Tổng số có 389 bệnh nhân với độ tuổi trung bình là 79,1 ± 8,9 năm. Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương là 68,4%. Hoạt động chức năng hàng ngày, hoạt động chức năng hàng ngày có dụng cụ và chỉ số bệnh đồng mắc Charlson có liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương (p<0,05). Kết luận: Hoạt động chức năng hàng ngày, hoạt động chức năng hàng ngày với dụng cụ và tình trạng đa bệnh lý có liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương.
Từ khóa: Hội chứng dễ bị tổn thương, yếu tố liên quan, người cao tuổi, Khoa Cấp cứu.
#Hội chứng dễ bị tổn thương #yếu tố liên quan #người cao tuổi #Khoa Cấp cứu
CÁC HỘI CHỨNG LÃO KHOA VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC Ở NGƯỜI LOÃNG XƯƠNG CAO TUỔIMục tiêu: mô tả các hội chứng lão khoa và thực trạng các bệnh đồng mắc ở người bệnh loãng xương cao tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 09/2021 – 09/2022 ở bệnh nhân loãng xương tuổi ≥ 60 tuổi, khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn WHO năm 1994 dựa trên mật độ xương. Kết quả: Trong nhóm nghiên cứu 285 bệnh nhân loãng xương, tuổi trung bình là 72,7 ± 8,7, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn với tỷ lệ 85,6% (244 người). Bệnh mạn tính kèm theo mà bệnh nhân mắc phải nhiều nhất là tăng huyết áp (37,9%); sau đó là thoái hóa cột sống thắt lưng với 30,2%, thoái hóa khớp gối (27,0%) và rối loạn mỡ máu (19,7%), đái tháo đường (14,0%). Có 5,6% bệnh nhân từng phẫu thuật cơ xương khớp (CXK) và 9,8% bệnh nhân đã từng gãy xương từ tuổi trung niên (40 tuổi). Tỷ lệ loãng xương tại cột sống thắt lưng (CSTL) (66,3%) cao hơn vị trí ở cổ xương đùi (CXD) (11,2%). Tỷ lệ giảm mật độ xương ở CXD là 48,4% cao hơn vị trí CSTL (15,4%). Có 50,9% bệnh nhân khó khăn về hoạt động hàng ngày (ADL) và 42,3% khó khăn hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ (IADL). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng - thang đo MNA-SF thấy rằng bệnh nhân trong nghiên cứu có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) chiếm 36,8% và suy dinh dưỡng chiếm 11,6%. Kết luận: Tỷ lệ các hội chứng lão khoa cao ở người loãng xương cao tuổi do đó cần sàng lọc và đánh giá toàn diện ở nhóm đối tượng này để có hướng điều trị phù hợp.
#loãng xương #người cao tuổi #hội chứng lão khoa.
THỜI GIAN KHỞI PHÁT VÀ TỒN TẠI HỘI CHỨNG SẢNG Ở NGƯỜI TỪ 60 TUỔI TRỞ LÊN TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNGChúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu khảo sát thời gian khởi phát và duy trì hội chứng sảng ở người bệnh từ 60 tuổi trở lên tại Khoa cấp cứu, bệnh viện Lão khoa Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện trên 106 người từ 60 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại Khoa cấp cứu bệnh viện Lão khoa Trung ương và được chẩn đoán hội chứng sảng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10. Kết quả: Bệnh nhân có hội chứng sảng thường gặp là những người trong nhóm tuổi 80 – 89, tuổi trung bình là 78,3 ± 10,9, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới (52,8% và 47,2%). Thời gian xuất hiện hội chứng sảng cao nhất ở nhóm tuổi 60 – 69 là 24,6 ± 41,1 giờ. Thấp nhất là nhóm tuổi từ 70 – 79 tuổi (12,1 ± 24,4 giờ). Thời gian chung xuất hiện hội chứng sảng là 17,9 ± 34,1 giờ. Thời tồn tại của hội chứng sảng thấp nhất ở nhóm tuổi 60 – 69 là 3,3 ± 3,3 ngày. Tuy nhiên thời gian tồn tại nhiều nhất là nhóm tuổi 80 – 89 (6,8 ± 6,3 ngày). Thời gian tồn tại trung của hội chứng sảng là 4,9 ± 4,9 ngày.
#hội chứng sảng #người già
Hội chứng sảng ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ươngNghiên cứu cắt ngang có mục tiêu mô tả một số tỉ lệ về hội chứng sảng ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. 138 người bệnh nhận (i) trên 60 tuổi điều trị tại khoa cấp cứu và khoa hồi sức tích cực (ii) có thông tin đầy đủ về hành chính, tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng, các thông số cận lâm sàng; và (iii) gia đình và bản thân người bệnh đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỉ lệ sảng thường gặp ở nhóm tuổi 60 - 69 tuổi. Tỉ lệ nữ giới cao hơn nam giới. Tỉ lệ giảm khả năng tập trung chú ý ở nam cao hơn nữ giới hơn ở nữ giới (p = 0,04). Tỉ lệ nam giới mắc nhồi máu cơ tim cao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư và có sảng cao hơn nhiều so với tỉ lệ nữ giới (p < 0,05). Nghiên cứu bước đầu cho thấy một số tỉ lệ về hội chứng sảng ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Lão Khoa Trung Ương.
#hội chứng sảng; lão khoa
9. Mối liên quan giữa một số hội chứng lão khoa và ngã trên bệnh nhân cao tuổi có loãng xươngNghiên cứu thực hiện với mục tiêu tìm hiểu mối liên quan giữa một số hội chứng lão khoa và ngã trên bệnh nhân cao tuổi có loãng xương. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 140 người cao tuổi có loãng xương khám và điều trị bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kết quả cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 73,2 ± 9,0 tuổi, tỷ lệ ngã trên người cao tuổi có loãng xương là 34,3%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hội chứng dễ bị tổn thương với ngã (p = 0,038). Không có mối liên quan giữa Sarcopenia, hoạt động chức năng hàng ngày với ngã trên người cao tuổi có loãng xương (p > 0,05). Hội chứng dễ bị tổn thương có mối liên quan với ngã trên bệnh nhân cao tuổi có loãng xương. Do vậy cần sàng lọc hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân loãng xương cao tuổi và có các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tỷ lệ ngã.
#ngã #loãng xương #người cao tuổi #hội chứng lão khoa
THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG SẢNG Ở NGƯỜI TỪ 60 TUỔI TRỞ LÊN TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNGChúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu mô tả thực trạng hội chứng sảng ở người bệnh từ 60 tuổi trở lên tại Khoa cấp cứu bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 106 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại Khoa cấp cứu bệnh viện Lão khoa Trung ương và được chẩn đoán hội chứng sảng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10. Kết quả: Người bệnh có hội chứng sảng thường gặp là nhóm tuổi 80 – 89, tuổi trung bình là 78,3 ± 10,9, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới (52,8% và 47,2%). Phần lớn bệnh nhân đang sống cùng gia đình (68,9%), chỉ có 2 trường hợp sống trong nhà dưỡng lão (1,9%). Đa số người bệnh có biểu hiện suy giảm thị giác (87,7%) và suy giảm thính giác (81,1%). Triệu chứng gặp nhiều nhất là biểu hiện rối loạn định hướng không gian và giảm trí nhớ gần với tỉ lệ là 89,6%. Tiếp đó đến biểu hiện giảm khả năng duy trì sự chú ý (61,3%). Ít gặp nhất là biểu hiện đảo ngược chu kì thức ngủ (24,5%).
#hội chứng sảng #người già
Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân cao tuổi tại khoa cấp cứu Bệnh viện Lão khoa Trung ươngHội chứng dễ bị tổn thương rất phổ biến ở người cao tuổi. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để xác định tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân cao tuổi điều trị tại khoa cấp cứu Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Lão khoa Trung ương, từ 10/2015 đến 10/2016 trên bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên. Các biến số gồm: Đặc điểm chung và hội chứng dễ bị tổn thương đánh giá theo tiêu chuẩn Fried gồm 5 tiêu chí. Tổng số 389 bệnh nhân với độ tuổi trung bình là 79,1 ± 8,9. Tỉ lệ bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 68,4%. Trong 5 tiêu chí của hội chứng dễ bị tổn thương, tỉ lệ người có tốc độ đi bộ chậm cao nhất chiếm 85,5%. Nhóm tuổi ≥80 tuổi có tỉ lệ bị hội chứng dễ bị tổn thương cao nhất với 82,2% (p < 0,05). Tỉ lệ bệnh nhân tại khoa Cấp cứu mắc hội chứng dễ bị tổn thương khá cao đặc biệt trên nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi. Do vậy cần sàng lọc thường quy trên người cao tuổi điều trị tại khoa cấp cứu.
#hội chứng dễ bị tổn thương #người cao tuổi #khoa cấp cứu #Việt Nam
ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNGHội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) là một hội chứng lão khoa, xảy ra do sự tích tụ của quá trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, biểu hiện là trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố về thể chất, xã hội và môi trường. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang trên 210 người bệnh loãng xương trong thời gian từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 22,86% người bệnh loãng xương có hội chứng dễ bị tổn thương, trong đó đa số là HCDBTT mức độ nhẹ 18,1% và vừa 4,76%, không có HCDBTT mức độ nặng, rất nặng hay ở giai đoạn cuối. Tỷ lệ mắc HCDBTT ở người độc thân/góa/ly dị cao hơn so với những người đã kết hôn lần lượt là 48,48% và 18,08% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95%. Tỷ lệ bệnh nhân loãng xương bị HCDBTT chiếm tỷ lệ không nhỏ, do đó việc đánh giá hội chứng này trên những bệnh nhân loãng xương nên trở thành một quy trình thường quy để có thể phát hiện và đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh cao tuổi.
#hội chứng dễ bị tổn thương #bệnh loãng xương #người cao tuổi
Nghiên cứu đặc điểm một số hội chứng lão khoa và mối liên quan với chức năng thể chất ở người cao tuổi có bệnh thận mạn tại Bệnh viện Lão khoa Trung ươngMục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm một số hội chứng lão khoa và mối liên quan giữa một số đặc điểm nhân trắc và một số hội chứng lão khoa thường gặp với chức năng thể chất ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh thận mạn tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 101 bệnh nhân ≥ 60 tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 01 đến tháng 05/2018. Bệnh nhân được phỏng vấn theo bộ câu hỏi thống nhất, chức năng thể chất đánh giá bằng test Short Physical Performance Battery (SPPB): SPPB < 10 điểm là suy giảm chức năng thể chất. Kết quả: Tuổi trung bình ở nhóm có suy giảm chức năng thể chất cao hơn nhóm không có suy giảm chức năng thể chất có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bệnh nhân có tuổi ≥ 80 làm gia tăng nguy cơ suy giảm chức năng thể chất lên 3,84 lần (95%CI: 1,47 - 10,38, p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có suy giảm chức năng thể chất ở nhóm có trầm cảm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có trầm cảm (p<0,05). Trầm cảm gia tăng nguy cơ suy giảm chức năng thể chất lên 6,99 lần (95%CI: 1,91 - 31,9, p<0,05). Kết luận: Tuổi cao và trầm cảm có mối liên quan với gia tăng suy giảm chức năng thể chất ở người cao tuổi có bệnh thận mạn.
#Chức năng thể chất #bệnh thận mạn #cao tuổi
26. Khảo sát tình trạng hội chứng dễ bị tổn thương và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Khoa Lão khoa, Bệnh viện EMô tả thực trạng hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi, và xác định một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 287 bệnh nhân cao tuổi đến khám và điều trị tại Khoa Lão khoa, Bệnh viện E. Hội chứng dễ bị tổn thương được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Fried sửa đổi. Tuổi trung bình là 75,18, với nữ giới chiếm ưu thế (73,5%). Bệnh nhân cao tuổi nhất là 96 tuổi. Chỉ số đa bệnh lý Charlson trung bình là 2,18 (SD: 1,32) điểm. 110 bệnh nhân được chẩn đoán có hội chứng dễ bị tổn thương theo Fried (38,33%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo các đặc điểm về độ tuổi, nhóm tuổi và phân loại BMI giữa nhóm có hội chứng dễ bị tổn thương và nhóm không có hội chứng dễ bị tổn thương. Phân loại BMI và tình trạng sống một mình liên quan có ý nghĩa thống kê đến hội chứng dễ bị tổn thương. Tỷ lệ cao hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi trong nghiên cứu. Có mối liên quan độc lập có ý nghĩa thống kê giữa thể trạng theo BMI và tình trạng sống một mình với hội chứng dễ bị tổn thương.
#Hội chứng dễ bị tổn thương #người cao tuổi #yếu tố liên quan